Để thực hiện tốt nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn cần hiểu rõ các quy trình, bộ chứng từ để làm việc tại các công ty. Thế nhưng những thuật ngữ chuyên môn cũng không kém phần quan trọng.
LCL Shipment là một khái niệm hết sức quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Hôm nay UFS sẽ chia sẻ đến bạn LCL là gì nhé!
1. Hàng LCL là gì?
Hàng LCL hay LCL Shipment là tên viết tắt của từ Less than Container Load, ám chỉ các lô hàng “Không đủ cho tải Container”.
Khi chúng ta nhắc đến hàng LCL có nghĩa là hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu không đủ số lượng/trọng lượng để xếp đầy vào trong một container.
Các hàng hóa lẻ này sẽ được ghép chung với hàng hóa của các chủ hàng khác để tải đầy một container. Mục đích của khâu này là để thuận tiện hơn trong hoạt động làm thủ tục xuất/nhập cũng như tiết kiệm được đáng kể chi phí.
Trong nhiều trường hợp, LCL cũng có thể là ám chỉ cách thức giao nhận vận tải của hàng hóa: chờ ghép hàng nguyên cont.
Tóm tắt lại, LCL Shipments chính là những lô hàng LCL lẻ của những chủ hàng khác nhau và đang chờ ghép để xếp đầy container hàng hóa.
Địa điểm tập kết hàng LCL
Để dễ dàng cho việc tập kết, xử lý hàng hóa, hàng LCL thường được vận chuyển và tập trung tại các địa điểm gom hàng lẻ (kho CFS) hay các nhà ga hàng hóa/kho hàng không.
Các địa điểm này luôn nằm dưới sự giám sát của hải quan để đảm bảo các công tác xuất-nhập được thực hiện đúng theo quy định, đồng thời hỗ trợ xử lý các thủ tục hải quan nhanh chóng cho luồng hàng thông quan.
2. Các hoạt động trong quá trình làm hàng LCL
Hoạt động gom/ghép các hàng lẻ (LCL Shipments) là công việc thường xuyên đối với bất cứ ai làm hàng LCL.
Theo đó, khi thực hiện hoạt động này, bạn có thể bắt gặp các khái niệm liên quan như:
- Consolidation: hoạt động gom/ghép các lô LCL lẻ với nhau thành một container nguyên phục vụ quá trình xuất/nhập
- Consolidator: người/tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động gom/ghép hàng hóa
Bên cạnh đó, có 2 hình thức chính khi vận chuyển hàng LCL, bao gồm:
- Direct (trực tiếp): theo phương thức này, hàng sẽ được chuyển từ thẳng từ cảng A đến cảng B theo yêu cầu trong hợp đồng ngoại thương mà không cần tháo dỡ, chuyển tải ở các cảng khác
- Via (trung chuyển): hàng hóa sẽ được đưa đi từ cảng A, qua cảng trung chuyển C để đóng dỡ/chuyển cont trước khi được chuyển đến cảng đích B cuối cùng.
4. Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng LCL?
Khi gửi hàng LCL, trách nhiệm của người gửi hàng – nhận hàng và các bên liên quan đã được quy định rõ:
* Trách nhiệm của người gửi hàng LCL:
Đóng hàng sau đó mang đến kho CFS (Container Freight Station) của consolidator và làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng
Cung cấp thông tin chi tiết trên B/L để người gom hàng làm vận đơn
Kiểm tra, xác nhận bill nháp và nhận vận đơn
* Trách nhiệm của người gom hàng LCL:
Trực tiếp làm việc với khách hàng suốt quá trình vận chuyển hàng hóa
Kê khai Manifest lên hệ thống và cung cấp vận đơn cho khách hàng
Thông báo cho 2 bên giao-nhận để giao nhận hàng hóa đúng thời hạn
* Trách nhiệm của đơn vị vận chuyển hàng LCL:
Vận chuyển hàng an toàn đến điểm đích cam kết
Bốc và sắp xếp container lên tàu
Dỡ container xuống CY của cảng đích
Làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container khi hàng cập bến
* Trách nhiệm của người nhận hàng LCL:
Chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của consolidator
Làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng
Vận chuyển hàng về kho để lấy hàng từ cont, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu (hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột)
Hoàn tất các phí Local charges, Handling charges, D/O
3. Phân biệt hàng LCL và hàng FCL
Ngược với hàng LCL chúng ta có khái niệm hàng FCL (Full Container Load), giữa 2 loại hàng này có nhiều điểm khác nhau như sau:
FCL (Full Container Load) | LCL (Less than Container Load) | |
Trạng thái hàng | Hàng nguyên container | Hàng lẻ đóng ghép để đầy cont |
Kích thước hàng | Thường loại hàng hóa phù hợp với FCL là hàng cồng kềnh và hàng nặng | Hàng LCL thường nhỏ và dễ vận chuyển |
Tỷ giá | Dễ biến động | Ổn định |
Điều kiện vận chuyển | Người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một container nguyên | Không cần thiết phải đặt một container mà chỉ cần phải đặt trước một phần |
Sở hữu | Thuộc 1 chủ hàng duy nhất | Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau |
Thời gian giao hàng | Toàn bộ container đã được đặt trước, không cần phải phân loại/đóng container tại các cảng giao hàng riêng biệt đồng thời khả năng xảy ra chậm trễ tại cũng thấp hơn. | Thường chậm hơn vì phải giao nhiều chủ hàng, cần thêm thời gian để phân loại hàng hóa, tổng hợp chứng từ và xử lý.
Thời gian cần thiết trong việc xếp và dỡ hàng cũng có thể cao hơn trong trường hợp gửi hàng LCL. |
Hy vọng những chia sẻ của UFS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hàng LCL là gì và cách phân biệt LCL với FCL trong xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.
Nếu bạn cần trợ giúp thêm về việc xử lý và tư vấn đóng ghép hàng LCL thì hãy liên hệ ngay đến UFS Fulfilment để được hỗ trợ sớm nhất nhé!