Khái niệm POL – POD là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu

Trang chủ » Tin tức » Khái niệm POL – POD là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu

Thuật ngữ ngành Logistics – xuất nhập khẩu là nội dung rất rộng nhưng đồng thời cũng cực kỳ quan trọng cho bất cứ ai mong muốn làm việc trong lĩnh vực này.

Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm, đặc biệt trong ngành vận tải biển có lẽ không còn xa lạ gì đối với POL và POD. 

Vậy POL/POD là gì trong xuất nhập khẩu? Còn những thuật ngữ nào cần chú ý trong quá trình xuất – nhập, vận tải hàng hóa không?

Hãy cùng UFS tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé !

1. Khái niệm POL – POD trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

POL, POD là những trường giá trị quan trọng trong quá trình thực hiện thông quan hay vận tải hàng hóa. Sau đây, UFS sẽ giải nghĩa từng khái niệm trên.

1.1 POL nghĩa là gì?

POL là cách viết tắt của cụm từ Port of Loading (Cảng xếp hàng) 

POL đơn giản là địa chỉ của cảng đóng hàng-xếp hàng để bắt đầu vận chuyển, hay chúng ta còn có thể hiểu là cảng đi.

POL thường được gắn liền với tên của một cảng xác định. VD: Port of Loading HOCHIMINH PORT, VIET NAM

Chú ý rằng POL chỉ áp dụng trong chứng từ xuất nhập khẩu bằng đường biển, với hàng hóa vận chuyển đường hàng không sẽ sử dụng cụm từ Airport of Loading (AOL).

1.2 POD là gì?

POD là cách viết tắt của cụm từ Port of Discharge (Cảng dỡ hàng) 

Ngược lại với POL, thì POD chính là cảng đến, ám chỉ địa chỉ của cảng dỡ hàng xuống từ tàu.

POD sẽ được viết theo cấu trúc: Port of Discharge Tên cảng, vị trí cảng

VD: Port of Discharge SEMARANG PORT, INDONESIA

POD cũng chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, vận đơn đường hàng không sẽ sử dụng cụm từ Airport of Discharge (AOD).

Tóm tắt lại, POL hay POD là những trường giá trị dùng để xác định cảng xếp/cảng dỡ hàng hóa trong các hợp đồng vận tải/hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Bạn cần chú ý rằng thông tin POL và POD cần tuyệt đối chính xác để đảm bảo quá trình khai thác hàng hóa được diễn ra thuận lợi cho đôi bên.

2. Một số thuật ngữ mà bạn có thể bắt gặp

Bên cạnh nắm được POL và POD là gì trong xuất nhập khẩu, bạn cũng nên nắm thêm một số thuật ngữ quan trọng như:

2.1 Các khái niệm trong vận tải hàng hóa

Port of Transit: cảng chuyển tải

Shipper (Consignor): người gửi hàng

Consignee: người nhận hàng

Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải

Consolidator: bên gom hàng LCL

PL (Packing List): bảng kê chi tiết thông tin các loại hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu như cách thức đóng gói, số lượng, đơn vị tính, … trong từng lô hàng.

B/L (Bill of Lading): chứng từ (biên lai) vận tải được phát hành bởi đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa. 

Straight BL: vận đơn đích danh

Master Bill of Lading (MBL): vận đơn chủ (được phát hành từ Lines)

House Bill of Lading (HBL): vận đơn nhà (phát hành từ Forwarder)

PO (Purchase Order): đơn đặt hàng

D/O (Deal Order): lệnh giao hàng

HS Code: số mã hóa của sản phẩm, dùng để kê khai trong các chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.

FCL (Full container load): hàng nguyên container

LCL (Less than container load): hàng lẻ không đủ container

FTL (Full truck load): hàng nguyên xe tải

LTL (Less than truck load): hàng lẻ không đầy xe tải

CY (Container Yard): bãi container

CFS (Container freight station): kho khai thác hàng LCL

2.2 Local Charge/Surcharges

THC (Terminal Handling Charge): phụ phí tại cảng

CIC (Container Imbalance Charge): phụ phí mất cân bằng Cont

Seal: phí chì (kẹp vào vỏ Cont để khoá cửa Cont, tránh xảy ra mất cắp, trộm hàng)

Doc (Document Fee): phí chứng từ

Telex (nếu có): phí điện giao hàng (Telex Bill)

Phí khai quan vào Nhật / Shanghai /Mỹ… = AFR/ AFS / AMS….(đây là các khoản phí liên quan đến Manifest, tùy vào thị trường xuất khẩu mà chúng ta có thể sẽ mất thêm phụ phí khác nhau)

CCL (Container Cleaning Fee): phí vệ sinh container

Handling: phí làm hàng (Care hàng)

Fuel Surcharges (FSC): phụ phí nguyên liệu = BAF

WRS (War Risk Surcharge): phụ phí chiến tranh

CAF (Currency Adjustment Factor): phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)

BAF/FAF: phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu)

PSS (Peak Season Surcharge): phụ phí mùa cao điểm

CIC (Container Imbalance Charge): phí phụ trợ hàng nhập

GRI (General Rate Increase): phụ phí cước vận chuyển

PCS (Port Congestion Surcharge): phụ phí tắc nghẽn cảng

Security Surcharges (SSC): phụ phí an ninh (hàng air)

X-ray charges: phụ phí máy soi (hàng air)

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về POL là gì trong xuất nhập khẩu cũng như những thuật ngữ chuyên ngành khác. 

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ Fulfilment, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của UFS để nhận được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Hỗ trợ trực tuyến

(84)9 6297 1666

info@ufs-express.com

Tin tức mới

Tìm hiểu Khu công nghiệp Hải Sơn – Long An

Là vùng đất có vị trí kinh tế chiến lược, đệm giữa Đông và Tây Nam bộ, Long An đồng thời còn là cửa ngõ kinh tế…

Xem ngay...

Tìm hiểu Khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh

Khu Công nghiệp (KCN) Quế Võ, là KCN lớn nhất, đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế,…

Xem ngay...

Tìm hiểu Khu công nghiệp Tân Đô – Long An

Tỉnh Long An thuộc vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam, đã sớm bắt đầu chặng đua CNH-HĐH với hàng loạt trung tâm công nghiệp được hình…

Xem ngay...